Javascript DHTML Drop Down Menu Powered by dhtml-menu-builder.com

18/12/12

Ý nghĩa của "Huyết khí" và "Khí huyết" có gì giống nhau không?

           Ý nghĩa của “ Khí huyết” và  “Huyết khí” có điểm nào không giống nhau?

Trung y hiện nay thường dùng thuật ngữ  “ Khí huyết”, còn trong các tác phẩm cổ đại hầu hết đều gọi là “ Huyết khí”. Ví dụ, trong “Tố Vấn – Điều kinh luận” có nói: “ Ngũ tàng chi đạo, giai xuất vu kinh toại, dĩ hành huyết khí; huyết khí bất hòa, bách bệnh nãi biến hóa nhi sinh”(1). Trong “Linh khu – Bản tàng” ….. có nói rằng: “kinh mạch giả, sở dĩ hành huyết khí…” những người về sau giải thích về kinh mạch và kinh lạc thì nói thành: “ con đường vận hành của khí huyết”. Vậy thì “huyết khí” và “khí huyết” ở đây có gì khác nhau về ý nghĩa không? Liên hợp từ này do hai từ “khí” và “huyết” cấu thành nên, khí đứng trước hay huyết đứng trước cho thấy rõ trong hai thứ đó cái gì là chính. Thời kỳ ban đầu gọi là “huyết khí” là do huyết tạo thành khí, bởi vì hiện tượng của huyết nhiều hình ảnh hơn,  cụ thể hơn, là thứ có sớm nhất con người có thể nhận thức được; hình tượng của khí thì kín đáo, trừu tượng, không dễ để nhận thức được. Thời kỳ sau này, cùng với sự phát triển của lý luận trung y, sự quan trọng của “khí” và nhiều đặc tính khác của nó được mọi người rất chú trọng, vì thế thường được gọi thành “khí huyết”, lấy “khí” đặt trước “huyết” để gọi. Câu mà người đời sau hay nói “ Khí vi huyết chi phụ, huyết vi khí chi mẫu” chính là nói rõ sự nhận thức toàn diện về mối quan hệ giữa hai thứ này. Thời kỳ cổ đại, trong các tác phẩm vốn được gọi là “ huyết khí”, còn sau này được gọi là “ khí huyết”, tuy rằng  điểm nhấn mạnh không giống nhau,  nhưng ý nghĩa không khác nhau nhiều. Mọi người gần đây giải thích “huyết khí” thành “dinh khí” hoặc đem nó cùng với tông khí, nguyên khí.v.v. gộp cùng với nhau tạo thành một loại chung là  “khí”, như vậy là không đúng.

Cổ nhân từ “huyết” mà phát triển thành “huyết khí” , đây thực sự là một bước nhảy vọt về nhận thức. “Huyết  khí” là nhận thức lý tính, nó khái quát các đặc trưng sinh mệnh con người khi sinh ra. Trong sách  “Lễ ký – Trung Dung” có câu: “phàm hữu huyết khí giả mạc bất tôn kính(2), là đem “con người có huyết khí” khái quát con người nói chung. “Luận ngữ - Qúy thị” còn đem sự biểu hiện của huyết khí trong cả cuộc đời một người chia thành ba giai đoạn: “ thiểu chi thì, huyết khí vị định”; “tráng chi thì, huyết khí phương cương”; “lão chi thì, huyết khí kí suy”(3). Từ khi còn nhỏ tới khi thanh niên tráng kiện, đến về già, những khúc ngoặt của cuộc đời đều dựa vào sự biểu hiện của “huyết khí”.  Con người nhất định có “huyết khí”, mà nguyên tắc vận hành của “huyết khí” có quỹ đạo nhất định, đó là “mạch”. Sách “Quản tử - Thủy địa” có câu: “thủy giả địa chi huyết khí, như cân mạch chi thông lưu giả dã”. Đó là đem toàn bộ nước trên mặt đất so sánh với huyết khí trong cơ thể, nói rằng nước trên mặt đất cũng giống như là huyết khí chẩy trong kinh mạch. Đây là sự so sánh ngược ,từ sự sớm muộn của nhận thức để xem xét, , rất có thể đầu tiên từ hiện tượng nước chẩy trên mặt đất mà suy luận tới vận hành của “huyết khí” trong cơ thể. Phỏng theo câu trong “Quản tử”, có thể nói thành: huyết khí giả cân mạch chi thủy, như địa trung chi thông giả dã. “Quản tử - thủy địa” có thể dùng “huyết khí” để so sánh với “thủy”, đã làm rõ vào thời kỳ cổ đại, đối với con người “huyết khí” đã là một loại nhận thức phổ thông, không phải chỉ giới hạn trong ngôn luận của y học.

Cổ nhân đã đem “huyết” và “khí” ghép lại, được gọi là “huyết khí” hoặc “khí huyết”, đây là kết quả kết quả của việc quan sát và trải nghiệm tổng thể các hiện tượng trong suốt cuộc đời con người một cách trực quan, đây cũng là một điểm quan trọng cơ bản của quan điểm chỉnh thể trong Trung y. Mặc dù trong cơ thể hệ thống thần kinh và hệ thống tuần hoàn gần như lẫn lộn với nhau, công năng của thần kinh và thể dịch cũng lẫn lộn với nhau, nhưng từ tổng thể những hiện tượng trong cả cơ thể suốt quá trình sống để xem xét thì loại “hợp” chắc chắn có thể gần với sự thật.

 Chú thích: 
(1): Câu này có nghĩa là: cái đường lối của năm tạng, đều ra từ kinh toại, để lưu . hành khí huyết, nếu khí huyết không điều hóa, trăm bệnh sẽ biến hóa sinh ra. ( Hoàng đế nội kinh tố vấn , Nguyễn Tử Siêu dịch, NXB Lao động 2009, tr 333)
(2): Ý câu này trong Trung Dung là: đã là con người có máu có thịt chỉ cần mình có đức thì sẽ được tôn kính
(3) có nghĩa là lúc còn nhỏ thì khí huyết chưa sung sức, lúc thanh niên thì khí huyết sung mãn, về già thì khí huyết suy- luận ngữ quý thị 


Bài này mình dịch từ quyển: 针灸学释难(增订本)【李鼎】. Mọi người có thể tham khảo nguyên gốc tiếng trung: http://www.mediafire.com/view/?jidjkibjadsk185

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Hãy comment theo cách của bạn

[▼/▲] More Emoticons
:)) ;)) ;;) :D ;) :p :(( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| 8-} :)] ~x( :-t b-( :-L x( =))