Javascript DHTML Drop Down Menu Powered by dhtml-menu-builder.com

8/5/13

Về việc miễn giảm học phí

Việc miễn giảm học phí của chúng ta được căn cứ trên các thông tư nghị định của 2 bộ Lao động thương binh xã hội và Bộ giáo dục : 

- Bộ lao động thương binh xã hội ban hành quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/7/1996, quy định danh sách các ngành nghề độc hại, trong đó các môn lâm sàng của ngành Y đều tính là nghành nghề độc hại. 
- Bộ giáo dục có quy định miễn giảm 70% học phí cho các đối tượng theo học ngành nghề độc hại 

(Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH của Bộ Giáo dục và Đào tạo-Bộ Tài chính-Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội : Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015) . Mội người xem thông tư đầy đủ ở đây: http://ctct-hssv.tdt.edu.vn/che-do-chinh-sach/20-thong-tu-29-ve-viec-huong-dan-thuc-hien-nghi-dinh-49.html


Tuy nhiên do chúng ta đã ra trường nên việc có truy thu được 4 kỳ 9- 12 của Y5,Y6 hay không còn tùy thuộc địa phương mà chúng ta có hộ khẩu thường trú. Vì, khóa dưới có trường hợp truy thu được cả 4 kỳ đã qua, có trường hợp chỉ nhận được tiền hỗ trợ 1 - 2 kỳ của năm học này. 
Về phía lớp sẽ cố gắng xin xác nhận của trường 3 vấn đề: 
- Năm Y5,Y6 là sinh viên học tjai trường
- Xác nhận của trường là đang theo học ngành nghề độc hại 
- Xác nhận của phòng tài chính kế toán là đã đóng học phí mấy kỳ đó (vì chắc chả mấy ai còn giữ hóa đơn). 

Sau đó mọi người về làm việc với phòng lao động thương binh xã hội ở địa phương xem có lấy được tiền hay không. 
Kinh nghiệm cho thấy là mọi người  muốn xin được ở địa phương thì chịu khó đọc lại cho kỹ các thông tư nghị định để khi lên làm việc với phòng lao động thương binh xã hội quận huyện sẽ dễ hơn. 

Tớ nhắc lại là việc có nhận được tiền hay không là tùy thuộc địa phương, không phải ai cũng lấy được, và lấy được mấy kỳ cũng là tùy địa phương.

Ai đăng ký lấy xác nhận của trường thì đăng ký với tớ để tập hợp lại xin xác nhận 1 lượt. Vì khi điền vào giấy xác nhận phải điền cả tên cha mẹ, hộ khẩu thường trú và ký tên người làm đơn nên mọi người cố gắng tự ký  là tốt nhất. Trường chỉ tiếp sinh viên vào t3,t5 nên tớ dự kiến chiều mai (9-5-2013) tới để xin xác nhận, mọi người liên hệ sớm để tớ liệu photo giấy xác nhận và chờ

Ai đăng ký thì nhắn tin vào điện thoại cho tớ ngày sinh, nơi sinh, tên cha mẹ, hộ khẩu thường trú (ghi đầy đủ). Nếu có thắc mắc thì gọi điện cho tớ. Còn ai chưa có số tớ thì đây: 01674542311

Link download bộ hồ sơ: http://www.mediafire.com/?azn9yw1la6y48ys

Đọc tiếp hoặc bình luận... >>

22/2/13

Danh sách lớp cập nhật đến 22-2-2013

Danh sách lớp đã được cập nhật đến ngày 22-2- 2013 bao gồm:
- Quê quán
- Nơi sống - làm việc hiện tại
- Tình trạng hôn nhân
- Điện thoại

http://www.mediafire.com/view/?8qkzhi8rfoot2kv#

Đọc tiếp hoặc bình luận... >>

18/12/12

Ý nghĩa của "Huyết khí" và "Khí huyết" có gì giống nhau không?

           Ý nghĩa của “ Khí huyết” và  “Huyết khí” có điểm nào không giống nhau?

Trung y hiện nay thường dùng thuật ngữ  “ Khí huyết”, còn trong các tác phẩm cổ đại hầu hết đều gọi là “ Huyết khí”. Ví dụ, trong “Tố Vấn – Điều kinh luận” có nói: “ Ngũ tàng chi đạo, giai xuất vu kinh toại, dĩ hành huyết khí; huyết khí bất hòa, bách bệnh nãi biến hóa nhi sinh”(1). Trong “Linh khu – Bản tàng” ….. có nói rằng: “kinh mạch giả, sở dĩ hành huyết khí…” những người về sau giải thích về kinh mạch và kinh lạc thì nói thành: “ con đường vận hành của khí huyết”. Vậy thì “huyết khí” và “khí huyết” ở đây có gì khác nhau về ý nghĩa không? Liên hợp từ này do hai từ “khí” và “huyết” cấu thành nên, khí đứng trước hay huyết đứng trước cho thấy rõ trong hai thứ đó cái gì là chính. Thời kỳ ban đầu gọi là “huyết khí” là do huyết tạo thành khí, bởi vì hiện tượng của huyết nhiều hình ảnh hơn,  cụ thể hơn, là thứ có sớm nhất con người có thể nhận thức được; hình tượng của khí thì kín đáo, trừu tượng, không dễ để nhận thức được. Thời kỳ sau này, cùng với sự phát triển của lý luận trung y, sự quan trọng của “khí” và nhiều đặc tính khác của nó được mọi người rất chú trọng, vì thế thường được gọi thành “khí huyết”, lấy “khí” đặt trước “huyết” để gọi. Câu mà người đời sau hay nói “ Khí vi huyết chi phụ, huyết vi khí chi mẫu” chính là nói rõ sự nhận thức toàn diện về mối quan hệ giữa hai thứ này. Thời kỳ cổ đại, trong các tác phẩm vốn được gọi là “ huyết khí”, còn sau này được gọi là “ khí huyết”, tuy rằng  điểm nhấn mạnh không giống nhau,  nhưng ý nghĩa không khác nhau nhiều. Mọi người gần đây giải thích “huyết khí” thành “dinh khí” hoặc đem nó cùng với tông khí, nguyên khí.v.v. gộp cùng với nhau tạo thành một loại chung là  “khí”, như vậy là không đúng.

Cổ nhân từ “huyết” mà phát triển thành “huyết khí” , đây thực sự là một bước nhảy vọt về nhận thức. “Huyết  khí” là nhận thức lý tính, nó khái quát các đặc trưng sinh mệnh con người khi sinh ra. Trong sách  “Lễ ký – Trung Dung” có câu: “phàm hữu huyết khí giả mạc bất tôn kính(2), là đem “con người có huyết khí” khái quát con người nói chung. “Luận ngữ - Qúy thị” còn đem sự biểu hiện của huyết khí trong cả cuộc đời một người chia thành ba giai đoạn: “ thiểu chi thì, huyết khí vị định”; “tráng chi thì, huyết khí phương cương”; “lão chi thì, huyết khí kí suy”(3). Từ khi còn nhỏ tới khi thanh niên tráng kiện, đến về già, những khúc ngoặt của cuộc đời đều dựa vào sự biểu hiện của “huyết khí”.  Con người nhất định có “huyết khí”, mà nguyên tắc vận hành của “huyết khí” có quỹ đạo nhất định, đó là “mạch”. Sách “Quản tử - Thủy địa” có câu: “thủy giả địa chi huyết khí, như cân mạch chi thông lưu giả dã”. Đó là đem toàn bộ nước trên mặt đất so sánh với huyết khí trong cơ thể, nói rằng nước trên mặt đất cũng giống như là huyết khí chẩy trong kinh mạch. Đây là sự so sánh ngược ,từ sự sớm muộn của nhận thức để xem xét, , rất có thể đầu tiên từ hiện tượng nước chẩy trên mặt đất mà suy luận tới vận hành của “huyết khí” trong cơ thể. Phỏng theo câu trong “Quản tử”, có thể nói thành: huyết khí giả cân mạch chi thủy, như địa trung chi thông giả dã. “Quản tử - thủy địa” có thể dùng “huyết khí” để so sánh với “thủy”, đã làm rõ vào thời kỳ cổ đại, đối với con người “huyết khí” đã là một loại nhận thức phổ thông, không phải chỉ giới hạn trong ngôn luận của y học.

Cổ nhân đã đem “huyết” và “khí” ghép lại, được gọi là “huyết khí” hoặc “khí huyết”, đây là kết quả kết quả của việc quan sát và trải nghiệm tổng thể các hiện tượng trong suốt cuộc đời con người một cách trực quan, đây cũng là một điểm quan trọng cơ bản của quan điểm chỉnh thể trong Trung y. Mặc dù trong cơ thể hệ thống thần kinh và hệ thống tuần hoàn gần như lẫn lộn với nhau, công năng của thần kinh và thể dịch cũng lẫn lộn với nhau, nhưng từ tổng thể những hiện tượng trong cả cơ thể suốt quá trình sống để xem xét thì loại “hợp” chắc chắn có thể gần với sự thật.

 Chú thích: 
(1): Câu này có nghĩa là: cái đường lối của năm tạng, đều ra từ kinh toại, để lưu . hành khí huyết, nếu khí huyết không điều hóa, trăm bệnh sẽ biến hóa sinh ra. ( Hoàng đế nội kinh tố vấn , Nguyễn Tử Siêu dịch, NXB Lao động 2009, tr 333)
(2): Ý câu này trong Trung Dung là: đã là con người có máu có thịt chỉ cần mình có đức thì sẽ được tôn kính
(3) có nghĩa là lúc còn nhỏ thì khí huyết chưa sung sức, lúc thanh niên thì khí huyết sung mãn, về già thì khí huyết suy- luận ngữ quý thị 


Bài này mình dịch từ quyển: 针灸学释难(增订本)【李鼎】. Mọi người có thể tham khảo nguyên gốc tiếng trung: http://www.mediafire.com/view/?jidjkibjadsk185

Đọc tiếp hoặc bình luận... >>

5/10/12

Thông báo nhận chấng chỉ Giáo Dục Thể Chất

Hệ hệ, bạn nào muốn lấy chấng chỉ GDTC thì gặp thầy Thuyết ở PĐT nhe. Ko biết có ai cần ko?

Đọc tiếp hoặc bình luận... >>

14/9/12

Cần Thơ là gì?

Hi lũ làng, TT lại trồi lên hóm hỉnh ngộ nghĩnh rồi đơi hẽ hẽ.

Bấu cấu với tuyền thể lũ làng, theo sự fân công của Cái Số, TT đã bắt đầu làm việc tại Cần Thơ (đếu hiểu dân ở đây thèm thơ lắm hay sao mà đặt tên là Cần Thơ nhở?).

Cần Thơ ở đơi nời:

Cái miếng chữ nhật hồng hồng xung quanh là xanh với vàng khè ấy.
TT cách làng Hànụi ngàn năm 130ph Vietnam bay, gần 2000km Vietnam đi bộ. Hức nhớ lũ làng đếu chiệu, ờ mà TT chỉ nhớ các em thôi hĩ hĩ.

Cần Thơ có jì vui?

Bọn bạn TT trong Nam kêu CT gái xinh lắm, TT chưa thấy giao diện gái CT thực sự nủi trội so mới gái Playku quơ TT, so với gái Hải Fồng quê vợ hụt của TT thì cũng ko bằng. Dưng xét về kết cấu thì duyệt, 10 công trình TT nghiệm thu cả 10 hehe. Hình như gái CT ko bao giờ fải nghĩ đến giảm cân thì fải, dáng rất đệp nhế. (@các em: Dù ngắm gái CT nhưng TT vưỡn yêu các em nồng nàn nồng nàn hehe!)


Bọn bạn TT kêu người miền Tây nói chung nhiệt tình chất fác lắm. TT xác nhận. Mệ chưa ở đâu trên Tổ cuốc mến thương này TT lại thấy mật độ thân thiện đông như CT. TT hỏi đường 10 người thì đến 9 người sẵn sàng đứng lại chỉ đến lúc mình biết chắc chắn đường đi, 1 người điếu biết thì hehe mang mẹ iPad ra Gúc. 

Lại nhớ hùi mới ra Tràng An thanh lịch tu thân, hỏi đường các bác xe ôm, bác í chỉ ngược mẹ nó đường hẽ hẽ, hẳn họ có ý bảo mình đi tham quan HN fỏng lũ làng?  Thôi ko so sánh, nhỡ có người Tràng An thanh nịch buồn hehe.

CT nói chung chả có chỗ nào để ngắm cảnh cả, có chăng thì lên cái này đứng hóng jó ngắm mây nước trôi hững hờ hững hờ thôi:

Đúng là Miền Tây sông nước, từ chỗ trọ đến chỗ làm gần 2km mà đi qua 1 cầu bé , 2 cầu to (gấp đôi cầu Trắng), hức.

Nhận xét chút về môi trường làm việc của TT. TT hiện làm ở Bộ môn YHCT - Đại học Y Dược CT. Nó là cái này:


Hehe hình làm hàng đấy, đợi TT lên làm ông thì mới đc vậy.

Mệ, TT chưa thấy ở đâu học và làm nghiêm túc như vậy. Bm YHCT là cái bộ môn lẻ đó nha, ko biết như Nội Ngoại thì như nào nữa. 7h30 có mặt là đúng 7h30 có mặt, đi trễ ko ai la cả, nhưng ko ai đi trễ. 10h có thể hết việc nhưng ko ai về vào 10h 30ph cả. Đấy là giảng viên. Bọn Sinh viên RHM đi học lâm sàng ở đơi còn chăm hơn làng ta đi học, ko hiểu bỏn học cái jì nữa? 8h là ko có đứa nào ngồi fòng học hết, xuống bệnh fòng tất. Đừng nói về chương trình đào tạo, TT ko muốn làm fiền lòng VATM.

Các cụ Chuyên khoa mới tởm. Toàn các cụ đi học để lấy bằng về làm xếp mà học nghiêm túc vãi chấy, dù kiến thức thì hehe nhiều cụ cũng bập bõm. Mỗi cụ fụ trách luôn 1 buồng, 7 rưỡi là các cụ đã đi khám bệnh, 8h thầy vào trình bệnh với thầy, xong ngồi làm bệnh án, làm xong đưa thầy xem. Hết việc thì ngồi cafe, có bệnh nhân vào thì lại vào làm. 5 ngày/tuần ngày nào cũng vậy.

Vì mỗi gv fụ trách 1-2 buồng ở mỗi khoa nên bỏ ngay cái ý tưởng bịa bệnh án như truyền thống của làng ta đi hehe.

Thôi đến jờ đi ngắm gái rùi hehe, TT lặn cái đã.

PS: BM YHCT còn thiếu 4 BS để thành lập Khoa YHCT nhế, lũ làng thích thì nhích hoặc giới thiệu cho người khác nhia.

Đọc tiếp hoặc bình luận... >>

19/7/12

Bảng điểm 6 năm của PĐT và PKT

Bảng điểm 6 năm của Phòng khảo thí và Phòng đào tạo có vài chỗ khác nhau. Sáng nay đã sửa một số điểm cho những người sai. Mọi người kiểm tra lại lần nữa xem còn sai sót jì. 


Tốt nhất mỗi người tự in bảng điểm của PKT ra, khi đi nhận bảng điểm của PĐT thì so sánh luôn. 

Nếu sai điểm thì lên bộ môn xin lại điểm của môn đó, nếu điểm của bộ môn lệch so với PĐT thì lấy xác nhận điểm của bộ môn sau đó đến gặp thầy Chung ở PĐT.


Mọi người download bảng điểm 6 năm của PĐT và PKT về so sánh ở link dưới.
DOWNLOAD


Chỉ có 2 người bị thay đổi xếp loại bằng là Đức và Lệ. Nếu mọi người chỉ quan tâm đến xếp loại bằng, ko quan tâm đến điểm thì thôi, ko cần fải ý kiến cho nhọc thân.

Đọc tiếp hoặc bình luận... >>

Mọi người down load bảng điểm về xem nhé

http://www.mediafire.com/view/?m2qrr21zyjxkynp

Đọc tiếp hoặc bình luận... >>